Hiểm họa gây tử vong vì ăn thịt tái, sống không an toàn

Nhiều cá nhân tự nhận mình sở hữu khả năng tiêu hóa vượt trội và sức khỏe thể chất tổng thể so với những người sẵn sàng ăn các món thịt sống hàng ngày, bất chấp những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn và khả năng tử vong.

Thịt lợn tái chanh, nem sống hay tiết sống động vật là món ăn ưa thích với nhiều người Việt Nam, thậm chí có người nếu không được ăn họ sẽ lên “cơn nghiện”. Nhưng không phải ai cũng biết, ẩn sâu trong những món ăn đó, chứa vô vàn những loại vi khuẩn, ký sinh trùng như giun sán, vi trùng, thậm chí là vi khuẩn liên cầu lợn gây chết người.

Minh chứng là gần đây nhất, dư luận không khỏi bàng hoàng trước sự việc hơn 100 người ở thôn Bù Gia Phúc I, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập của tỉnh Bình Phước được xác định mắc bệnh sán dây lợn.

Kết quả xét nghiệm của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP.HCM cho thấy, 108/904 mẫu máu nhiễm ấu trùng sán dây lợn, chiếm tỷ lệ 11,95 %. Trong đó, xã Phú Nghĩa chiếm 9,19 % (26/283 mẫu xét nghiệm), xã Đăk Ơ 14,9 % (48/322 mẫu xét nghiệm), xã Bù Gia Mập chiếm 11,37 % (34/299 mẫu xét nghiệm).

Các chuyên gia nhận định, tình trạng nhiễm bệnh như các trường hợp trên rất phổ biến, cực kỳ nguy hiểm và khả năng lây lan rất lớn do tập quán ăn uống, sinh hoạt của người dân liên quan nhiều đến nhiễm bệnh từ thịt lợn chưa nấu chín.

 


Tiết canh là món ăn có rất nhiều nguy cơ. (Ảnh: Wikipedia) 

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương), bệnh nhân khi ăn phải thịt nhiễm ấu trùng giun sán chưa được nấu chín, ấu trùng sẽ theo đường tiêu hóa trú tại dạ dày và ruột non.

Sau 24h, những ấu trùng này phát triển trưởng thành và ký sinh trong niêm mạc ruột, gây ra những vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe.

Vài ngày sau, vi khuẩn, giun sán sẽ được sinh sôi, nảy nở một cách chóng mặt, tạo kén, xâm nhập vào hệ tuần hoàn, cơ hoành và các tổ chức cơ vân làm hại cơ thể.

“Thời gian ủ bệnh cũng khá lâu, 30- 45 ngày tùy thể trạng và lượng ấu trùng có trong cơ thể. Như kén giun xoắn có thể tồn tại trong cơ thể từ vài năm, thậm chí là vài chục năm”, BS Cấp nói.

Theo các chuyên gia, người bị nhiễm giun sán thường có biểu hiện đau bụng thành từng cơn, rối loạn tiêu hóa mơ hồ, đi ngoài phân lỏng, thiếu máu, người xanh xao, ngứa, mề đay, suy nhược cơ thể.

Đặc biệt hơn, một số người còn có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết dưới giác mạc, võng mạc, sốt nhẹ, sốt tăng dần, đau lưng cơ đổ mồ hôi, ớn lạnh, mệt mỏi và kiệt sức… Thậm chí, có người  bị viêm màng não mủ, tụt huyết áp rất nguy hiểm.



Thịt sống tái chanh là món khoái khẩu của dân nhậu nhưng lại ẩn chứa nhiều hiểm họa chết người. 

Các bác sĩ cho biết, khi ăn phải những thức ăn có chứa ấu trùng giun, sán, vi khuẩn gây bệnh chúng sẽ xuyên qua thành ruột lên não và tồn tại trong đó, tạo thành vôi. Sau đó, tùy thuộc vào cơ địa và hệ miễn dịch của từng người mà gây hại cho cơ thể, thậm chí gây thiệt mạng nếu bệnh nhân chủ quan.

Theo bác sĩ Đặng Thị Nga – Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng TP.HCM, bất cứ một loài ký sinh trùng nào, kể cả vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể sẽ đi vào máu đầu tiên, sau đó đi vào các bộ phận khác.

Trong khi đó, cấu tạo của bộ não rất lỏng lẻo nên các loại sán, ký sinh trùng rất dễ xâm nhập và thích nghi ở đó. Giun, sán ký sinh trong não có thể gây chết người hoặc để lại di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt, phải cắt bỏ chi.

Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm ấu trùng giun sán, các bác sĩ lời cảnh báo, khi dùng bữa, người dân nên thực hiện nghiêm việc ăn chín, uống sôi, rửa sạch tay chân và dụng cụ làm bếp sau khi chế biến.

Ngoài ra, không nên ăn những món ăn chưa được nấu chín như tiết canh lợn, nem chạo, nem chua hay thịt lợn tái… vì tất cả các con vật nuôi này đều có thể là nguy cơ và nguồn lây nhiễm ký sinh trùng, vi trùng nguy hiểm chết người.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Xem ngay:  Khám Phá Bí Ẩn Của Quá Trình Sản Xuất Bia: Hiện Đại Gặp Gỡ Truyền Thống